• Đặc điểm các loại sụn nâng mũi

    Một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của một ca phẫu thuật là sụn nâng mũi, tuy nhiên mọi người dường như lại chưa có sự quan tâm nhiều về nó.

    Có nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau, tuy nhiên không phải lựa chọn nào cũng đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn cho khách hàng. Một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của một ca phẫu thuật là sụn nâng mũi, tuy nhiên mọi người dường như lại chưa có sự quan tâm nhiều về nó. Chính vì vậy, bài viết sau đây các chuyên gia của chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét đầy đủ và khách quan nhất về các loại sụn này, hãy cùng tìm hiểu xem sao nhé!

    1. Sụn tự thân

    Các phương pháp truyền thống trước đây sử dụng chất liệu độn nhân tạo gây ra nhiều biến chứng, đó là lý do vì sao các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện hiện nay ưu tiên lựa chọn sụn tự thân để nâng mũi, tạo hình mũi. Tùy vào mỗi trường hợp khác nhau mà các bác sĩ sẽ lấy sụn tự thân ở vị trí nào để nâng mũi.

    + Sử dụng sụn vách ngăn : Đây là loại sụn thích hợp cho việc nâng mũi, nó ít gây ra biến chứng, lộ bóng đỏ, sụn lộ ra ngoài, dễ dàng tạo hình dáng chiếc mũi đẹp. Khi cần, bạn cũng có thể nâng cao sống mũi ở mức độ vừa phải với loại sụn này, đối với các bác sĩ họ có thể sử dụng sụn vách ngăn bằng cách mổ một đường ở lỗ mũi hoặc đường ở bên ngoài mũi.

    + Sử dụng sụn vành tai : Là loại sụn được lấy ở tai, chỉ cần đường mổ sau tai thì có thể lấy dễ dàng loại sụn này ra ngoài. Sẹo mổ nằm sát ngay rảnh sau tai (cách chừng 3 đến 4mm), vậy nên rất khó để nhận ra nó sau khi mổ. Hơn nữa, việc thực hiện của phương pháp này là không gây ra bất kỳ biến dạng hay di chứng gì.

    Sụn tự thân ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng tương thích cao với cơ thể

    + Sụn sườn: Loại sụn này được lấy từ sườn số 6 hoặc số 7, nếu cần có thể lấy cả hai. Thông thường các bác sĩ sẽ rạch một đường chừng 3cm, ngay ở trên nếp vú để lấy sụn, vị trí khuất nên khó nhìn thấy. Đoạn sụn thường sẽ có chiều dài từ 5 đến 7cm, nhằm mục đích tránh tình trạng cong vênh, các bác sĩ sẽ lấy phần lõi ở trung tâm của sườn để nâng sống mũi. Trước khi sử dụng nó, các bác sĩ cũng sẽ thực hiện việc xử lý trước, đảm bảo khi sử dụng không bị biến dạng, cong vênh, giảm cơn đau nhức và khách hàng có thể về nhà ngay sau đó.

    Loại sụn này có ưu điểm là chống nhiễm trùng, dễ hòa nhập với mũi, kết quả được kéo dài hơn. Tuy nhiên nó cũng có một số biến chứng như đau, chảy máu, nhiễm trùng…Khi gặp các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi thì nó có thể khắc phục được vấn đề này một cách ổn thỏa nhất.

    2. Sụn nhân tạo

    Sụn nhân tạo được sử dụng tương đối phổ biến trong quá trình nâng mũi, phần lớn nó được làm từ silicon. Trước đây, tuy chất liệu này không được an toàn và đảm bảo vẻ đẹp tự nhiên cho mũi sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại khi ngành công nghệ nâng mũi đã được phát triển một cách mạnh mẽ, chất liệu này đã được cải thiện và loại bỏ được các khuyết điểm cũ, mang lại vẻ đẹp tự nhiên, hoàn hảo nhất cho mũi.

    Sụn nhân tạo chủ yêu đươc làm bằng silicon

    Tất nhiên, cũng giống sụn tự thân, sụn nhân tạo cũng tồn tại một vài nhược điểm. Do đó, cách tốt nhất là kết hợp hai loại sụn này để mang lại kết quả như ý muốn. Nếu bạn muốn nắm rõ hơn đặc điểm của các loại sụn nâng mũi, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.  

     

    Chăm sóc Sức Khỏe và Sắc Đẹp cùng Beauty and Health Care Việt Nam

    Ngày đăng: 28-08-2017 1,231 lượt xem

Đăng Ký Tư Vấn

Hotline: Phone, Zalo, Viber, WhatsApp

0916611678
Vui lòng cho chúng tôi biết tên bạn để tiện xưng hô
Số ĐT hoặc Zalo
Email và facebook
Facebook chat