-
Những biến chứng khi nâng mũi bằng sụn tai
Nâng mũi bằng sụn tai đã và đang trở thành một phương pháp khá phổ biến và được các chị em lựa chọn khi có nhu cầu làm đẹp cho chiếc mũi của mình
Nâng mũi bằng sụn tai đã và đang trở thành một phương pháp khá phổ biến và được các chị em lựa chọn khi có nhu cầu làm đẹp cho chiếc mũi của mình. Các bác sĩ sau khi lấy sụn ở vành tai hoặc cân cơ thái dương sẽ sử dụng nó để tạo hình cho mũi. Sở di phần sụn vành tai được lựa chọn thay vì những vị trí khác bởi nó đảm bảo được tính thẩm mỹ và sự ổn định về sau, không cần phải tốn quá nhiều thời gian đến bệnh viện phục hồi. Tất nhiên bên cạnh những lợi ích đó nó còn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ.
1. Hoại tử các mô cơ
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp sụn tai cùng chất liệu trơ như silicon. Do vậy các mảnh sụn co sau khi giải phẫu là rất dễ xảy ra, đặc biệt khó khăn nhất chính là từ mảnh xương sụn này để tạo hình dáng cho mũi. Hình thức nâng mũi này đa phần chỉ được áp dụng ở các nước phương Tây, còn ở các nước châu Á dường như chất liệu silicon bị cấm sử dụng để thực hiện các ca phẫu thuật này bởi nó gây nên các biến chứng về sau.
Chất liệu silicon bị cấm sử dụng ở nhiều nước Châu Á
Ở Việt Nam, chất liệu này cũng bị cấm, tuy nhiên một số đơn vị không chuyên nghiệp vẫn sử dụng, đó là lý do vì sao trước khi quyết định bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, nó có thể gây nên tình trạng hoại tử cho các tế bào ở mũi và đồng thời lan ra các cơ quan xung quanh đấy nhé!
2. Mũi cong vẹo, lung lay
Sau khi nâng mũi bọc sụn tình trạng biến chứng cong vẹo, lung lay là khá phổ biến. Đó là do đặt không đúng chỗ, bám chắc vào xương, miếng sụn tai khiến sống mũi bị lệch sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, việc va chạm mạnh trong lúc rửa mặt hay sinh hoạt cũng có thể dẫn đến tình trạng này, không những làm mất thẩm mỹ mà còn đem lại cho bạn cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến các chức năng của mũi.
3. Nhiễm trùng
Dù lựa chọn hình thức nâng mũi nào thì nó đều chứa đựng nguy cơ nhiễm trùng khá cao, đặc biệt là phương pháp nâng mũi bằng sụn lấy từ tai. Cả hai cơ quan này đều có thể cùng một lúc mà gặp phải tình trạng sưng đau, tiết mủ, viêm, sốt…Trong trường hợp bạn không chăm sóc và bảo vệ tốt sau khi phẫu thuật thì có thể sẽ gánh chịu vô số hậu quả nặng nề.
Nâng mũi có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng khá cao
4. Thủng đầu mũi
Thi thoảng, cũng có một số khách hàng gặp phải trường hợp bị thủng đầu mũi, nguyên nhân là do sụn đưa vào tai qua dài so với sống mũi, dẫn đến đầu mũi bị căng và thủng. Vấn đề này xảy ra làm bệnh nhân có cảm giác đau nhức, chảy máu, thậm chí là hoại tử. Đối diện với tình trạng này, sụn cần được lấy ra càng sớm càng tốt, nếu không sẽ dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng khác.
Trên đây là một số biến chứng thường gặp sau khi nâng mũi bằng sụn, để không gặp phải tình huống tương tự các bạn nên chọn giải pháp tiêm chất làm đầy. Chúng tôi, một đơn vị cung cấp chất làm đầy Radieese với độ tương thích cao, đảm bảo an toàn, không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. Nếu muốn biết thêm thông tin về phương pháp này, hãy liên hệ với chúng tôi bạn nhé!
Chăm sóc Sức Khỏe và Sắc Đẹp cùng Beauty and Health Care Việt Nam
Ngày đăng: 25-05-2017 1,735 lượt xem
Đăng Ký Tư Vấn
Hotline: Phone, Zalo, Viber, WhatsApp
Tin liên quan
- Nâng mũi có an toàn không, có nguy hiểm gì không?
- Các phương pháp nâng mũi có an toàn không?
- Nâng mũi có an toàn không? Lợi ích và tác hại của việc sửa mũi là gì?
- Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có những ưu điểm gì?
- Phụ nữ có nên nâng mũi bằng sụn tai hay không?
- Nâng mũi bằng sụn tự thân giá bao nhiêu?
- Nâng mũi 4d: một tầm cao mới của công nghệ thẩm mỹ
- Đẹp ấn tượng với phương pháp chống mũi hàn quốc bọc sụn
- Nâng mũi gore tex là như thế nào?
- Làm thế nào để có chiếc mũi đẹp và khuôn mặt cuốn hút như Phạm Băng Băng?